Đạo Phật và chủ nghĩa Khắc kỷ nói gì khi nói về Đau Khổ
Đứng trước khổ đau, chủ nghĩa Khắc kỷ và đạo Phật không hứa hẹn về một thế giới bên kia hạnh phúc mà cả hai trường phái đều đặt ra mối nghi ngờ sâu sắc đối với cám dỗ thỏa mãn trong những hành vi và của cải vật chất trần thế.
Đạo Phật chia nhỏ trải nghiệm của chúng ta thành một danh sách toàn diện gồm năm uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn). Với mỗi điều này, Đức Phật luôn đặt ra câu hỏi rằng sự kiện ấy thường hằng hay chỉ là tạm thời.
Câu trả lời là cả năm "uẩn" này đều không thường hằng và đều là đối tượng của khổ. Do vậy không điều nào trong số đó có thể gọi là bản ngã.
Góc nhìn của đạo Phật
Chủ nghĩa Khắc kỷ cũng thể hiện sự nhạy cảm sâu sắc đối với thân phận con người. Cuộc sống thật ngắn ngủi, chúng ta không thể kiểm soát được nhiều điều xảy ra với mình, và cái chết luôn rình rập mọi người. Khi cái chết xảy ra, khối vật chất được sắp xếp tạm thời mà chúng ta đã từng là sẽ tan ra và biến mất.
Chủ nghĩa Khắc kỷ khuyên chúng ta hãy đối mặt với những sự thật không thể tránh khỏi của đời sống với một tinh thần đúng đắn.
Góc nhìn của chủ nghĩa Khắc kỷ
Kết luận
Tựu trung lại, nỗi thống khổ là thật và nó không bỏ qua bất kỳ ai trong chúng ta. Đời là vô thường như chân lý bất di bất dịch của cuộc sống. Đạo Phật và chủ nghĩa Khắc kỷ đã đúng đắn khi thu hút sự chú ý của chúng ta vào chuyện này và làm cho nó trở nên sinh động, thúc giục chúng ta hãy đón nhận nó một cách nghiêm túc để phản ứng thích hợp.